Quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thôngMũ Bảo Hiểm 

Quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

Mũ bảo hiểm là một vật dụng không thể thiếu của những người tham gia giao thông.

Và nhà nước cũng đã ban hành không ít những quy định dành cho người tham gia giao thông về việc phải chấp hành mệnh lệnh đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn về tính mạng cũng như trật tự giao thông.

Vậy quy định nhà nước về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đã được thực hiện như thế nào, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN :

Sau 10 năm, khi nhà nước triển khai quy định về đội mũ bảo hiểm, hiện nay đã có hơn 90% người tham gia giao thông chấp hành quy định này.

Điều này góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu con số thương vong do tai nạn giao thông hàng năm và nó cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm thiểu những ca chấn thương sọ não khi bị tai nạn giao thông.

Theo những con số thống kê tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cho thấy Việt Nam đã rất thành công với quy định này.

Theo ông Khuất Việt Hùng hiện nay là Phó chủ tịch chuyên trách của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho biết: trong 10 năm qua con số thương vong do tai nạn giao thông hàng năm đã giảm xuống dưới 9000 người mỗi năm, những ca chấn thương nặng cũng đã giảm xuống đáng kể, đặc biệt là những ca chấn thương sọ não do tai nạn của những người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy.

Tuy nhiên hiện nay có một vấn đề đáng lưu ý là tỷ lệ đội mũ bảo hiểm cho trẻ em vẫn đang còn thấp và nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa chú ý đến điều này.

Vì vậy mà thời gian gần đây bộ giao thông đã phối hợp với các nhà trường trong việc thực hiện quy định đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi đến trường và nhắc nhở cũng như khuyến khích các bậc cha mẹ lưu tâm đến việc tạo cho trẻ thói quen đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông cùng bố mẹ.

Thời gian gần đây do nhu cầu sử dụng xe điện ngày càng nhiều mà thị trường xe đạp điện khá phát triển. Loại xe này có vận tốc tối đa khá lớn và có nguy cơ gây tại nạn khá cao. Vì vậy mà nhà nước cũng đa ban hành quy định đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện để đảm bảo an toàn cho người tham sử dụng phương tiện.

Tuy nhiên có một vấn đề đáng lưu tâm là hiện nay vấn nạn sản xuất, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng kém, mũ giả, mũ nhái kiểu dáng vẫn còn rất phổ biến và khó kiểm soát.

Thật đáng lo ngại khi những chiếc mũ bảo hiểm trở thành vật trưng bày để trốn tránh pháp luật hay mốt thời trang mà không phải là để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của chính con người.

Vấn đề này đặt ra cho chúng ta một nhiệm vụ cấp bách là tìm ra những giải pháp phù hợp để những quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm của người tham gia giao thông được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Chủ tịch Quỹ AIP – Ông Greig Craft đã bày tỏ quan điểm rằng, câu chuyện bắt buộc đội mũ bảo hiểm ở Việt Nam là một minh chứng rõ rệt cho cho việc mọi vấn đề đều có thể dễ dàng giải quyết nếu có được sự đồng lòng và quyết tâm từ phía chính quyền, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhà nước cho đến mọi tư nhân.

Ông còn nói thêm: Bằng những nỗ lực của con người cùng với hệ thống pháp luật chặt chẽ và đặc biệt là sự ủng hộ của chính quyền địa phương hay các tổ chức quốc tế thì chúng ta có thể hoàn toàn thành công.

Một trong những tác dụng lớn nhất của mũ bảo hiểm chính là giảm thiểu các vụ tai nạn và ngăn chặn nguy cơ chấn thương sọ não.

Cụ thể là đã có hơn 500.000 ca chấn thương ở đầu và hơn 15.000 ca tử vong được ngăn chặn nhờ thực hiện tốt quy định đội mũ bảo hiểm – Theo báo cáo từ Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm.

Như vậy, quy định nhà nước về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là một hành động thiết thực, góp một phần không nhỏ trong việc thực hiện trật tự giao thông của đất nước và quan trọng nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. Từ đó từng bước xây dựng và phát triển nước nhà.

THEO mũ bảo hiểm yankeecrosleyparts

Related posts

Leave a Comment

cyberton.my.id/ Situs Slot Gacor